CÁ LĂNG
- Xuất xứ: Tân Châu, An Giang
- Quy cách: Cá sống, nước ngọt.
- Dinh dưỡng:
Thịt cá lăng có chứa nhiều vitamin A, có lợi cho mắt. Ăn nhiều cá lăng có thể giúp cải thiện thị lực, giúp sáng mắt và bảo vệ mắt. Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh thịt cá lăng có thể giúp ngăn ngừa bệnh thoái hoá điểm vàng ở người cao tuổi. Một loại bệnh lý liên quan đến sự suy giảm hoàng điểm dẫn đến suy giảm thị lực.
Thịt cá lăng cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho da, có khả năng trung hòa các gốc tự do, mang lại một làn da đẹp mịn màng, sáng khỏe, sạch mụn và làm chậm quá trình lão hoá da.
Omega - 3 và DHA có trong thịt cá lăng là những chất rất cần thiết cho việc phát triển não bộ của trẻ nhỏ. Không chỉ cải thiện sức khỏe mà còn có khả năng tăng cường trí nhớ. Do đó, các nhà khoa học khuyến cáo trẻ đang trong độ tuổi phát triển nếu có điều kiện nên ăn nhiều cá lăng để có thể tăng cường trí nhớ cũng như sự phát triển của não bộ.
- Size: 1kg – 1.5kg/con
- Món ngon: Nướng Muối Ớt, Nấu Rêu, Nấu Ngót, Hấp HongKong, Om Dưa, Rang Muối...
Thành phần dinh dưỡng của cá lăng
Cá lăng vốn là loại cá được nuôi phổ biến tại Việt Nam và là một trong những nguyên liệu để chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn. Thịt cá lăng chứa hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao khi giàu omega 3, DHA, chất béo.... Những chất rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Vậy ăn cá lăng thế nào cho đúng?
1. Một số thông tin chung về cá lăng
1.1. Nguồn gốc dòng cá lăng
Cá lăng là một loại thực phẩm được rất nhiều người yêu thích, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về loài cá này. Chúng là loại cá có hương vị thơm ngon và thường được sử dụng trong những bữa tiệc sang trọng.
Cá lăng có tên khoa học là Bagridae. Dòng cá lăng thuộc họ của dòng cá da trơn có xuất xứ từ khu vực châu Phi và châu Á. Theo như thống kê, trên toàn thế giới cá da trơn bao gồm 245 loài với đầy đủ kích thước và hình dạng. Trong đó, cá lăng được xếp vào loại cá lớn trong dòng cá da trơn, do đó chúng được con người sử dụng làm thực phẩm bởi độ thơm ngon cũng như hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thịt cá. Ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, mọi người đều rất ưa chuộng các món ăn được chế biến từ cá lăng.
1.2. Đặc điểm ngoại hình của cá lăng
Như đã nói, trong họ cá da trơn, cá lăng là loại có kích thương tương đối lớn. Một con cá lăng trưởng thành có thể dài đến hơn 1,5 mét. Cân nặng của chúng dao động trong khoảng 10 – 30 kg. Thậm chí, nếu không bị đánh bắt, người ta đã phát hiện ra những trường hợp cá lăng nặng đến gần 100 kg.
Giống như đa phần các loại cá da trơn khác, cá lăng không có vảy mà thay vào đó là một lớp chất nhầy bao phủ quanh thân mình. Chúng có vây lưng một gai ở phía trước, vây mỡ ở xung quanh người và phần vây ức có răng cưa.
Nếu nhìn qua hình dáng, cá lăng rất dễ bị nhầm lẫn với cá trê bởi cái đầu hơi bẹt cùng 4 chiếc râu khá dài mọc xung quanh mép.
1.3. Cá lăng sống ở đâu?
Môi trường sống ưa thích của cá lăng là các vùng nước ngọt hoặc nước lợ nhạt như ao hồ, sông, suối.... Chúng có xu hướng sống ở tầng đáy của những môi trường kể trên, nơi nhiều bùn, phù sa và dòng nước chảy chậm.Một điểm nữa khiến cá lăng thường bị nhầm với cá trê là cá lăng ăn tạp, thức ăn của chúng ta đa dạng, bao gồm cả côn trùng sống trên mặt nước, các loại ấu trùng trong nước, tôm, cua và các loại cá nhỏ....
1.4. Cá lăng sinh sản như thế nào?
Cá lăng thuộc dòng cá đẻ trứng và thường đẻ vào khoảng tháng 7 hoặc tháng 8 âm lịch hàng năm. Cá lăng cái đến mùa sinh sản sẽ tìm đến các khu vực rừng ngập nước để đẻ trứng. Sau khoảng 3 ngày trứng sẽ nở thành cá con, tiếp tục sinh sống và phát triển ở khu vực đó khoảng 4 – 5 tháng trước khi bơi trở lại sông.
1.5. Cá lăng khác cá trê ở điểm nào?
Vì cá trê và cá lăng có rất nhiều điểm tương đồng như đều thuộc họ cá da trơn, có thân hình tròn, đầu bẹt, có 4 râu, sinh sống chủ yếu trong môi trường đầm lầy tại các khu vực ven sống, trong các ao hồ nhiều bùn đất nên chúng thường bị nhầm lẫn với nhau.
Để phân loại 2 loại cá này, người ta dựa vào hình thái phần đầu và màu sắc của chúng. Phần đầu cá lăng không bẹt như cá trê và phần miệng không trề như cá trê. Bên cạnh đó, cá trê có màu đen nhánh trong khi da cá lăng có màu nhạt hơn.
1.6. Phân loại cá lăng
Cá lăng vốn rất đa dạng về chủng loại. Hiện nay trên thế giới ước tính có trên 200 dòng cá lăng đang sinh sống. Thị trường kinh doanh, buôn bán loại cá này do đó cũng trở nên rất đa dạng và phong phú. Cá lăng phục vụ nhu cầu ẩm thực nổi tiếng với những dòng như cá lăng chấm, cá lăng hoa, cá lăng đuôi đỏ, cá lăng trắng, cá lăng hồng....
Cá lăng chấm, cá lăng hoa
Dòng cá lăng chấm, cá lăng hoa thường sống ở khu vực ven sông. Tại Việt Nam, chúng chủ yếu phân bố ở khu vực ven sông các tỉnh miền núi phía Bắc như sông Đà, sông Lô và Phú Thọ.
Cá lăng chấm, cá lăng hoa cũng là dòng cá có giá trị dinh dưỡng cao, do đó, giá thành dòng cá này cũng tương đối đắt đỏ. Ngoài ra, chúng chỉ có xương sống, không có xương dăm, thuận lợi cho việc lọc thịt cùng với phần thịt ngon, ngọt nên được rất nhiều người ưa thích và xuất hiện trong nhiều bữa tiệc sang trọng.
Cá lăng đuôi đỏ
Cá lăng đuôi đỏ hay còn gọi là cá lăng nha đỏ hoặc là cá lăng chiên. Dòng cá này sinh sống ở rất nhiều khu vực trên thế giới là khu vực sông serepok.
Tại Việt Nam, dòng cá lăng đuôi đỏ chủ yếu sinh sống ở khu vực An Giang, đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Cá lăng đuôi đỏ là dòng cá lăng có kích thước tương đối lớn, lớn nhất trong các dòng cá lăng. Điểm đặc biệt của cá lăng đuôi đỏ là phần da bóng trơn, phần đuôi có màu đỏ trắng.
Cá lăng đuôi đỏ có thân dài phần, đầu dẹp và vây lớn. Những con cá lăng đuôi đỏ trưởng thành có thể dài tới hơn 1,5 mét và nặng trên dưới 30 kg. Giá thành của dòng cá lăng đuôi đỏ cũng tương đối cao.
Cá lăng vàng
Cá lăng vàng là dòng cá lăng tương đối phổ biến ở Việt Nam. Không giống cá lăng chấm, cá lăng vàng thường sinh sống ở các vùng hạ lưu sông như sông Hồng, Việt Trì – Phú Thọ hoặc các khu vực đầm lầy.
Về giá trị dinh dưỡng, cá lăng vàng chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như DHA và vitamin A, hỗ trợ phục hồi sức khỏe rất tốt cho người già, trẻ em và người mới ốm dậy.
Sở dĩ gọi là cá lăng vàng bởi chúng được bao phủ bằng một lớp da vàng tươi bóng nhờn, thịt cá lăng vàng có màu trắng bạc, nhiều nạc, giòn, ngon và rất ít xương dăm. Thịt cá lăng vàng có vị ngọt thanh chứ không đậm đà như dòng cá lăng chấm.
2. Thành phần dinh dưỡng khác của cá lăng
Năng lượng: 112 Kcal
Chất béo: 4 gam
Protein: 19 gam
Cá lăng từ lâu đã được xác định là món ăn ngon và tương đối phổ biến. Thịt cá lăng rất mềm, dày và săn chắc. Hương vị của cá cũng ngon ngọt và ít xương, do đó rất dễ ăn, kể cả đối với người già và trẻ em. Ngoài giá trị về mặt ẩm thực, cá lăng cũng là nguồn cung cấp những chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như vitamin A cần thiết với sự phát triển thị giác, collagen hỗ trợ giúp da căng mịn, omega – 3 và DHA cần thiết cho sự phát triển của não bộ, đặc biệt là đối với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển.